Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương đang thể hiện rõ vai trì và vị trí của mình bằng tốc độ phát triển kinh tế và con số KHỦNG về nguồn vốn đầu tư FDI.
Từ lợi thế vị trí liền kề TP. Hồ Chí Minh, cửa ngõ kết nối Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên, Bình Dương không ngừng nỗ lực trong việc hoàn thành vai trò đối với khu vực và từ bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng để trở thành thủ phủ công nghiệp miền Nam.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, quý 1/2022, Bình Dương dẫn đầu cả nước thu hút vốn FDI với 2,5 tỉ USD, chiếm 26% cả nước và gấp gần 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có trên 4.000 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn trên 39 tỉ USD.
Sức mạnh từ hạ tầng và công nghiệp cực lớn
Những năm qua, tỉnh Bình Dương cũng quy hoạch, lập dự án và đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông liên khu vực như quốc lộ 13, ĐT741, ĐT744, Mỹ Phước – Tân Vạn, Vành đai 4, công trình xây dựng đường và cầu nối Bình Dương và Tây Ninh, tuyến đường trục chính Đông – Tây (đoạn từ quốc lộ 1A đến giáp quốc lộ 1K)… Những dự án này giúp kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ giữa Bình Dương và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Tỉnh cũng lập dự án phát triển hạ tầng giao thông và tuyến xe buýt nhanh (BRT) thành phố mới Bình Dương – Suối Tiên. Tuyến BRT này sẽ kết nối các đô thị Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, thành phố mới Bình Dương với TP HCM. Tuyến đường này còn đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và thu hút đầu tư.
Vừa qua, địa bàn đã chính thức khởi công dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 đoạn từ giáp ranh TP.HCM đến TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với chiều dài hơn 12km quy mô từ 6 làn lên 8 làn xe. Được biết, đơn vị này sẽ triển khai dự án theo từng giai đoạn, từng khu vực để thuận tiện cho các phương tiện lưu thông. Dự án mở rộng sẽ được làm dần, từ cổng khu công nghiệp VSIP 1, TP.Thuận An đến đoạn giao cắt với đường Lê Hồng Phong, TP.Thủ Dầu Một.
Nơi trú ngụ “màu mỡ” của các ông lớn
Theo chiến lược phát triển của Bình Dương, trong giai đoạn 2020 -2030, trọng tâm phát triển sẽ dồn về khu vực phía Bắc với sự ra đời của vùng đô thị thông minh Bình Dương và hàng chục khu công nghiệp mới như Bến Cát, Tân Uyên… Đây là những đô thị trẻ nhưng phát triển năng động và đang có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
Tại những đô thị trẻ này đã thu hút được 3.800 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn gần 40.000 tỷ đồng và 726 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 7 tỷ USD. Trong bán kính 10 km, Bến Cát đang có nhiều KCN hàng đầu như VSIP II (1.700ha), Mỹ Phước 3 (gần 700 ha), Mỹ Phước 2 (800 ha), Mỹ Phước 1 (gần 500 ha).
Chưa hết, Tập đoàn Central Retail (Thái Lan) đã đề xuất đầu tư dự án trung tâm thương mại hơn 3 ha với vốn đầu tư khoảng 40 triệu USD. Đây sẽ là một trong những trung tâm thương mại quy mô nhất cả nước mà khách hàng nhắm đến chủ yếu là lượng doanh nhân, chuyên gia làm việc trong các KCN. Trước đó, Tổng công ty Becamex Bình Dương đã khởi động hai dự án lớn là Trung tâm Thương mại Thế giới và Khu Công nghiệp Khoa học Công nghệ diện tích lên đến 900 ha nằm gần đó.
Đặc biệt, về giáo dục có trường Đại học Quốc tế Việt Đức quy mô 50ha, vốn đầu tư 200 triệu USD, sẽ khai trương hoạt động trong năm 2021. Bên cạnh đó là khu đô thị – đại học Cổng Xanh quy mô 626ha với mục tiêu trở thành nơi đào tạo nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu sáng tạo hạt nhân của tỉnh Bình Dương.
Một loạt lợi thế về hạ tầng giao thông, công nghiệp, thương mại – dịch vụ cùng sức hút nhân lực và lộ trình sẵn sàng lên thành phố là cú hích tác động rất lớn đến thị trường BĐS tại Bình Dương.
Bất động sản Bình Dương sở hữu dư địa tăng giá “hiếm có”
Mặc dù không phải là thị trường mới, dù đã trải qua nhiều đợt sốt nhưng bất động sản Bình Dương vẫn còn nhiều tiềm năng sinh lời bền vững trong tương lai.
Được xem là “vùng trũng” đón sóng mạnh mẽ nhất từ xu hướng này. Các chuyên gia phân tích, Bình Dương là “thủ phủ” công nghiệp của cả nước, sở hữu vị trí liền kề TP.HCM, thông qua nhiều tuyến đường huyết mạch nối thẳng đến trung tâm đầu tàu kinh tế của cả nước. Điều này cũng lý giải tại sao trong những năm gần đây, Bình Dương là nơi bùng nổ về nguồn cung căn hộ, và là nơi đón đầu xu hướng dạt về vùng ven mạnh mẽ nhất khi TP.HCM siết chặt khung pháp lý.
Phần lớn các dự án được triển khai trong 2 – 3 năm trở lại đây đều đặc biệt chú trọng pháp lý và chất lượng nguồn cung. Sự khắt khe của thị trương là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các cái tên giàu tiềm năng như Bình Dương thể hiện sức mạnh của mình.
Cùng với những tên tuổi đã khá quen thuộc như: Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, chính sách Bắc tiến đang tạo nên một dư chấn tại các thị trường phía Bắc tỉnh Bình Dương với: Bến Cát, Bàu Bàng, Tân Uyên,…
Dù sinh sau đẻ muộn nhưng bất động sản Bàu Bàng đang là “mảnh đất màu mỡ” bậc nhất có thể mang lại biên độ lợi nhuận cực lớn cho nhà đầu tư trong ngắn và dài hạn. Không chỉ mạnh về bất động sản công nghiệp, bất động sản liền kề KCN cũng đang là át chủ bài thu hút đầu tư.