Cú quay xe của dự án tỷ USD từ Đồng Nai sang Bình Dương “vạch trần” sự cạnh tranh khốc kiệt giữa các địa phương trụ cột kinh tế trọng điểm ở khu vực phía Nam.
Mặc dù sự cạnh tranh đã có từ lâu, nhưng đa phần vẫn hòa hõa, tạo điều kiện để các địa phương phát huy thế mạnh. Tuy nhiên, sự dịch chuyển của nguồn vốn đầu tư FDI mạnh mẽ sau dịch đang dấy lên hồi chuông, khởi đầu của thời kỳ khốc liệt.
Từ bất ngờ mà gã khổng lồ đồ chơi đến từ Đan Mạch cho thấy các địa phương đang đứng trước một cuộc đua khốc liệt để hút những dự án tầm cỡ của doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là đón “đại bàng về làm tổ” với các yêu cầu ngày càng khắt khe.
Những kẻ mạnh đua tranh đón sóng đầu tư
Theo Savills Việt Nam, các khu công nghiệp tại TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai còn rất ít diện tích trống. Tỷ lệ lấp đầy tại 6 tỉnh, thành trọng điểm phía Nam ghi nhận mức 84% với giá thuê trung bình xấp xỉ 3,5 triệu đồng/m2/chu kỳ thuê 50 năm.
Số liệu thống kê cho thấy, quỹ đất chính là một trong những bài toán buộc các địa phương phải giải hết nhằm tăng sức cạnh tranh trong cuộc đua thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn cả trong và ngoài nước.
Đơn cử, tại Đồng Nai, thống kê sơ bộ cho thấy địa phương này đang có khoảng 40 khu công nghiệp đã được thành lập và phê duyệt. Tuy nhiên, thiếu quỹ đất đang là rào cản lớn trong tham vọng phát triển thần tốc ngành công nghiệp của tỉnh.
Ông Châu Minh Nguyện, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đồng Nai, đánh giá nhiều năm nay Đồng Nai tự hào về thu hút FDI nhưng quỹ đất cho thuê cạn kiệt và những bất cập trong chính sách đã không còn hấp dẫn nhà đầu tư.
“Sự kiện LEGO bỏ Đồng Nai qua Bình Dương là sự cảnh tỉnh trong thu hút đầu tư. Tôi dự báo phải mất ít nhất 3-5 năm nữa Đồng Nai mới có quỹ đất để thu hút các doanh nghiệp trở lại”, ông Nguyện cảnh báo.
Hiện trạng của Đồng Nai cho thấy, cuộc đua thu hút các dự án bất động sản công nghiệp giữa các tỉnh thành đang ngày càng khốc liệt. Đáng chú ý, không chỉ các “thế lực cũ”, nhiều địa phương vốn vô danh nhưng nay cũng trở thành “thế lực mới” trong thu hút FDI.
Điển hình như UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt nhiệm vụ, dự toán quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Phú Bình, huyện Đức Trọng, diện tích 246 ha, được định hướng là khu công nghiệp đa ngành, kết hợp dịch vụ vận tải kho vận.
Tại Ninh Thuận, toàn tỉnh có 6 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, 1 khu công nghiệp mới (Sơn Mỹ 1) vừa được khởi công và 2 khu công nghiệp đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để có thể khởi công trong thời gian sớm nhất.
Cơ hội chỉ dành cho những kẻ “thức thời”
Ở phía Bắc, nhiều địa phương cũng tuyên bố chuyển hướng mạnh sang phát triển khu công nghiệp. Điển hình như Quảng Ninh chuyển từ một tỉnh lấy du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn sang mục tiêu hình thành trung tâm công nghiệp lấy các ngành công nghiệp công nghệ cao làm trọng tâm.
Đại diện Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh cho biết, để cạnh tranh trong thu hút đầu tư, tỉnh đang ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, như các tuyến cao tốc kết nối với Hà Nội, Hải Phòng, các cảng biển lớn, sân bay quốc tế đều đã đi vào hoạt động.
Hay tại Hải Dương, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ quy hoạch 15 khu công nghiệp mới với tổng diện tích đất trên 10.000 ha, trong đó, gần 6.000 ha đất công nghiệp, 2.000 ha đất đô thị dịch vụ và logistics.
Đáng chú ý, tỉnh này đã quy hoạch 1 vùng công nghiệp động lực tại huyện Bình Giang, Thanh Miện, với diện tích 10.000 ha tại vị trí kết nối nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cách Hà Nội 25 phút đi xe.
Có thể thấy, tiềm năng tăng trưởng của bất động sản khu công nghiệp đang rất lớn, nhiều tỉnh thành đang “chạy đua” lập khu công nghiệp để hút tỷ USD vốn ngoại. Tuy nhiên, để kịp thời “dọn ổ đón đại bàng”, hút tỷ USD vốn ngoại, các địa phương, doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý cần có sự điều chỉnh, thích ứng kịp thời, nhanh chóng “cởi trói” về thủ tục hành chính, pháp lý.
Ông Nguyễn Hữu Nguyên, giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, cho rằng hiện nay các tập đoàn lớn không chỉ quan tâm đến quỹ đất mà còn lưu tâm đến hệ sinh thái của khu công nghiệp như hệ thống hạ tầng kỹ thuật, khu dân cư, nhà ở cho công nhân, hệ thống thương mại dịch vụ kèm theo…
Trong khi đó, theo TS. Sử Ngọc Khương, chuyên gia bất động sản, các địa phương, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có trình độ. Bởi, ưu tiên hàng đầu hiện nay tại các khu công nghiệp là các lĩnh vực tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm lĩnh vực thâm dụng lao động.
Đáng chú ý, xu hướng xanh và bền vững tại các khu công nghiệp là định hướng phát triển tất yếu trong tương lai. Không chỉ đem lại lợi ích về môi trường, xu hướng này chính là một lợi thế cạnh tranh của các khu công nghiệp tại Việt Nam với các “đại bàng” trong khu vực và toàn cầu.
Còn theo ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, gồm: hệ thống đường cao tốc, các cảng biển nước sâu, nâng cao chất lượng điện nước, bao gồm cả hệ thống tái tạo năng lượng.
Bất động sản công nghiệp Bình Dương bứt phá mạnh mẽ
Có thể xem Bình Dương và Đồng Nai là 2 địa phương có cùng xuất phát điểm. Nhiều lợi thế tương đường, nhưng dễ dàng nhìn thấy được tốc độ tăng trưởng của Bình Dương đang nhanh và có nhiều dấu hiệu tích cực rõ rệt hơn.
Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, trong 2 tháng đầu năm, tỉnh này thu hút 19,7 triệu USD vốn đầu tư cho 7 dự án mới. Đáng chú ý, con số này tăng 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Vốn FDI rót vào tỉnh Bình Dương giai đoạn này hơn 340 triệu USD, bằng 441% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản được nhà đầu tư nước ngoài rót vốn nhiều nhất, với 2 dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần có tổng số vốn đầu tư 324 triệu USD, chiếm gần 90% tổng vốn đăng ký.
Lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ 2 cả nước (sau TP.HCM) về số dự án lẫn tổng vốn FDI với gần 4.100 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 39,73 tỉ USD, chiếm 9% tổng vốn đầu tư FDI cả nước. Quy mô trung bình dự án khoảng 9,7 triệu USD.
Bàu Bàng: “thủ phủ công nghiệp mới” đắt khách
Bàu Bàng là địa phương tạo “bất ngờ” khi vốn FDI vào huyện Bàu Bàng lớn hơn nhiều tỉnh, thành top đầu như: Bạc Liêu (4,551 tỷ USD), Khánh Hòa (4,395 tỷ USD), Thừa Thiên – Huế (4,066 tỷ USD), Bình Phước (3,845 tỷ USD), Bình Thuận (3,835 tỷ USD), Nam Định (3,673 tỷ USD), Tiền Giang (2,909 tỷ USD), Cần Thơ (2,054 tỷ USD), Phú Yên (2,035 tỷ USD), Quảng Ngãi (2,031 tỷ USD)…
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương thông tin, trong 6 tháng đầu năm 2022, huyện Bàu Bàng thu hút được 14 dự án đăng ký mới và 3 dự án đăng ký tăng thêm vốn là 26 triệu USD, nâng tổng số dự án trên địa bàn huyện đến nay là 1.257. Trong đó, đầu tư trong nước là 1.042 dự án với tổng vốn đăng ký 40.450 tỷ 880 triệu đồng; đầu tư nước ngoài là 215 dự án với tổng vốn đăng ký 4 tỷ 646,8 triệu USD.
Thời gian qua, nhiều dự án quy mô lên tới hàng tỷ USD đã “đổ bộ” vào bất động sản Bàu Bàng dã và đang làm thị trường bất động sản công nghiệp và bất động sản liền kề KCN tăng trưởng nóng.
Sau khi các địa phương phía Nam như TP.Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An đã đầy ắp dự án công nghiệp, giờ đến lượt những địa phương phía Bắc, trong đó Bàu Bàng đang là “tâm điển” vơus sự bùng nổ những dự án khu công nghiệp để đón làn sóng đầu tư đổ về.
Một trong những ví dụ điển hình hưởng lợi lớn từ sức nóng của bất động sản công nghiệp và kinh tế công nghiệp phải kể đến dự án khu đô thị Phúc An Ashita. Đây là dự án “hàng hiếm” mở bán 100% sản phẩm bất động sản xây sẵn. Với vị trí liền kề nhiều KCN như: KCN Bàu Bàng, KCN Chơn Thành, KCN Minh Hưng, KCN Becamex,… sản phẩm Phúc An Ashita đang là lựa chọn an cư của giới chuyên gia, người lao động và nằm trong tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư săn lùng shophouse trung tâm KCN tại Bàu Bàng, biệt thự vườn xây sẵn, nhà phố giá rẻ.