Tỉnh Bình Dương: Đô thị phát triển nhờ hạ tầng giao thông quy hoạch bài bản

Bình Dương: Đô thị phát triển nhờ hạ tầng giao thông quy hoạch bài bản-4

Tỉnh Bình Dương đang phát triển mạnh mẽ hệ thống giao thông kết nối các thành phố và đô thị lân cận. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp thu hút các nhà đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Với tầm nhìn trở thành Thành phố thông minh Bình Dương – vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương, tỉnh Bình Dương đang tập trung vào việc xây dựng và cải thiện hệ thống giao thông vận tải bền vững và hiện đại. Đây là điều kiện cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển nhanh chóng trong các lĩnh vực công nghiệp hóa và đô thị hóa của tỉnh.

Tỉnh đã thực hiện Chương trình 42-CTr/TU ngày 02/8/2021 của Tỉnh ủy Bình Dương, nhằm định hướng việc phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa.

Bình Dương: tập trung vào 3 giai đoạn phát triển hạ tầng

Theo UBND tỉnh Bình Dương, việc phát triển hạ tầng giao thông thời gian tới được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bình Dương tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng, từng bước khắc phục ùn tắc giao thông trên các tuyến giao thông huyết mạch, tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, nhất là các tuyến đường kết nối Vùng, đồng thời tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông đô thị gắn với chỉnh trang đô thị. Trong đó có tuyến nâng cấp mở rộng tuyến Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước Tân Vạn nối dài, đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, Vành đai 3, Vành đai 4 (giai đoạn 1),…

Giai đoạn 2025-2030, sẽ hoàn thành cơ bản việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh, từng bước xây dựng các cầu vượt, giao lộ khác mức để nâng cao năng lực thông hành trên các tuyến đường huyết mạch như: xây dựng nút giao Sóng Thần, các dự án đường ven sông, xây dựng cầu Tân An kết nối huyện Củ Chi (TP. HCM),….

Giai đoạn sau năm 2030 và định hướng đến năm 2045, tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông Bình Dương. Đồng thời, nâng cao năng lực lập, triển khai và quản lý quy hoạch, đảm bảo phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, trong đó tập trung đầu tư hệ thống đường trên cao, các nút giao khác mức liên thông trên các tuyến đường huyết mạch của tỉnh, đa dạng hóa các phương thức, các loại hình giao thông trên địa bàn tỉnh.

Bình Dương: Đô thị phát triển nhờ hạ tầng giao thông quy hoạch bài bản-1

Bình Dương: tận dụng các cơ hội đầu tư phát triển

Theo ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, kế hoạch này nhằm tập trung phát triển hạ tầng giao thông vận tải theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, nguồn lực để thực hiện kế hoạch này là vận dụng cơ chế chính sách hiệu quả nhằm đầu tư hoàn thiện và tạo quỹ đất dọc hai bên tuyến đường mới hình thành như các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm kết nối vùng, dự án hạ tầng giao thông tạo lực phát triển nội tỉnh, các dự án giải quyết điểm nghẽn giao thông.

Bên cạnh việc việc đầu tư các trục đường giao thông trọng điểm, tỉnh Bình Dương cũng tập trung đầu tư nâng cấp, chỉnh trang hạ tầng giao thông đô thị, đảm bảo quy mô phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và quy hoạch chung đô thị. Việc đầu tư ưu tiên theo thứ tự: đường trục chính đô thị, đường trục đô thị, đường phân khu vực, đường khu vực đảm bảo tính kết nối lan tỏa, rộng khắp, đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông đô thị.

Hiện tại, tỉnh Bình Dương đang triển khai nhiều dự án xây dựng các tuyến đường, cầu kết nối với các tỉnh giáp ranh, tạo kết nối giao thông thuận tiện phát huy lợi thế của địa phương, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Cụ thể, tỉnh Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh đang phối hợp triển khai các dự án giao thông kết nối, như: cầu Bình Triệu 1, cầu Bình Phước 1; rà soát vị trí cầu bắc qua sông Sài Gòn trên đường Vành đai 4; nút giao thông Sóng Thần; kết nối đường An Bình – Đào Trinh Nhất đến đường Phạm Văn Đồng; kết nối Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13.

Phối hợp với tỉnh Đồng Nai rà soát, cập nhật quy hoạch đảm bảo phù hợp, thông suốt các dự án giao thông kết nối hai địa phương như: Cầu Hiếu Liêm, cầu Thạnh Hội 2, trục giao thông ĐT.747 – Bùi Hữu Nghĩa – ĐT.743a, hệ thống đường bộ kết nối giữa TP.Biên Hòa với TP.Dĩ An.

Bình Dương: Đô thị phát triển nhờ hạ tầng giao thông quy hoạch bài bản-2

Về hướng Tây Ninh, hai tỉnh đang xây dựng cầu kết nối đường ĐT 744 của huyện Dầu Tiếng, Bình Dương và đường ĐT 784 của huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh.

Ngoài ra, có 3 dự án lớn thuộc thẩm quyền của Trung ương đi qua Bình Dương cũng sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2025, các dự án gồm: đường Vành đai 3, Vành đai 4 và đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Hiện tỉnh Bình Dương đang phối hợp với các tỉnh, thành phố liên quan thực hiện các thủ tục pháp lý về đầu tư và chuẩn bị mặt bằng cho các dự án bất động sản Bình Dương nói chung và thị trường nhà đất Bàu Bàng nói riêng.

Bàu Bàng hưởng lợi lớn từ hạ tầng giao thông, thị trường BĐS khởi sắc

Bàu Bàng là một huyện thuộc tỉnh Bình Dương, được thành lập vào năm 2014 với định hướng trở thành thủ phủ công nghiệp – dịch vụ của tỉnh. Bàu Bàng có vị trí thuận lợi nằm trong tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam và liền kề các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 13 và cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn.

Bàu Bàng đã thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp lớn như Khu công nghiệp Bàu Bàng, Tân Bình, Cây Trường, Lai Hưng,… Sự phát triển của khu công nghiệp đã tạo động lực cho bất động sản ở địa phương này. Một trong những dự án bất động sản tiêu biểu ở Bàu Bàng là Phúc An Ashita – một khu đô thị sinh thái xanh mát với nhiều tiện ích cao cấp.

Bình Dương: Đô thị phát triển nhờ hạ tầng giao thông quy hoạch bài bản-3

Bình Dương là một trong những tỉnh đầu tàu của phía Nam về phát triển kinh tế – xã hội. Để duy trì và nâng cao vị thế này, tỉnh đã đẩy mạnh quy hoạch và phát triển hạ tầng giao thông quy hoạch bài bản, đồng bộ và hiện đại.

Bình Dương cũng ứng dụng các giải pháp thông minh để quản lý và vận hành hệ thống giao thông vận tải, gắn kết với các tỉnh lân cận và các khu công nghiệp, đô thị. Nhờ đó, Bình Dương đã tạo ra những bước tiến vượt bậc trong phát triển đô thị thông minh, thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *