Để trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, Bình Dương đã đặt ra các chỉ tiêu và nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành kế hoạch.
Tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 bao gồm:
– Quy mô dân số thành phố trực thuộc Trung ương: từ 1.000.000 người trở lên.
– Diện tích tự nhiên thành phố trực thuộc Trung ương: từ 1.500 km2 trở lên.
– Đơn vị hành chính trực thuộc của thành phố trực thuộc Trung ương: đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên. Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.
– Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.
– Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13. Cụ thể:
- Cân đối thu chi ngân sách: Dư;
- Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước: 1,75 lần;
- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của cả nước;
- Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của cả nước;
- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế: 90%;
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận và phường: 90%.
Các chỉ tiêu & nhiệm vụ được đặt ra
Chiều 7/6, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin tình hình kinh tế, xã hội tháng 5. Đại diện UBND tỉnh Bình Dương thông tin mục tiêu đến năm 2030, địa phương cơ bản trở thành một thành phố thông minh và cơ bản đạt các tiêu chí trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương.
Để đạt được mục tiêu trên, Bình Dương đề ra các chỉ tiêu, cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt từ 9-10%;
- Cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nông – lâm – thủy sản, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng đạt 62% – 30% – 2% – 6%;
- GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt từ 393 triệu đồng đến 419 triệu đồng, tương đương 15.000-16.000 USD;
- Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30-35%; tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 90%;
- 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40-45%;
- Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn 3%;
- Đạt 32 giường bệnh và 11 bác sĩ/10.000 dân;
- Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt trên 95%.
Bình Dương đề ra 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp: Phát triển nhanh, bền vững, tạo bước đột phá, lan tỏa trong phát triển kinh tế vùng, liên vùng; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng; phát triển công nghiệp công nghệ cao và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đô thị; phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cơ cấu lại và nâng cao giá trị ngành nông nghiệp; phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển văn hoá – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
>>> Xem thêm: Bình Dương quy hoạch phát triển hướng đến thành phố trực thuộc Trung ương năm 2030
Từ nay đến năm 2025, Bình Dương vận động và tiến hành di dời 30-40% số lượng doanh nghiệp thuộc diện di dời theo Đề án di dời các doanh nghiệp sản xuất ở phía Nam lên các địa phương phía Bắc của tỉnh để tập trung sắp xếp quy hoạch chuyển đổi công năng sang phát triển dịch vụ, thương mại, tạo sự phát triển cân bằng bền vững.
Cơ hội của khu vực phía Bắc tỉnh Bình Duơng
Ông Phạm Trọng Nhân, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho biết chủ trương di dời công nghiệp về phía Bắc của tỉnh cũng là cơ hội để DN phát triển bền vững trong tương lai. Sở Kế hoạch và Đầu tư mong DN đồng tình với chủ trương của tỉnh. Thời gian tới, các ngành cần tổ chức thêm nhiều buổi gặp gỡ để lấy ý kiến, thông tin rộng rãi các chính sách của tỉnh đối với những DN bị ảnh hưởng để họ an tâm.
Ông Nhân nhấn mạnh, quy hoạch của tỉnh đang tích hợp với quy hoạch của các huyện, thị, thành phố để định hướng Bình Dương phát triển bền vững, hài hòa trong khu vực và cả nước. Hiện tại, các tuyến đường cao tốc kết nối vùng đang được triển khai xây dựng, đặc biệt là đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp/cụm công nghiệp (KCN/CCN) trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu thuê đất của DN.
Việc hình thành các KCN ở phía Bắc cũng đã giúp Bình Dương thu hút mạnh vốn đầu tư phát triển công nghiệp theo kế hoạch. Trong làn sóng dịch chuyển về phía Bắc Bình Dương, huyện Bàu Bàng được cho là địa phương hưởng lợi nhất, bởi nằm ở ví trị gần như chính giữa và là cửa ngõ phía Bắc của Bình Dương. Đây cũng là địa phương được duyệt quy hoạch diện tích khu công nghiệp tăng 6,2 lần so với diện tích đang hoạt động.
>>> Xem thêm: Điểm nóng mới của thị trường đầu tư vùng ven TP. HCM gọi tên “Bàu Bàng”
Tính đến năm 2020, diện tích KCN đang hoạt động trên địa bàn huyện là trên 1.092ha. Theo quy hoạch đến năm 2030, trên địa bàn huyện sẽ có 10 KCN với tổng diện tích đất tăng gấp 6,2 lần lên 6.796,80ha. Con số này tương đương hơn 50% tổng diện tích KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện tại. Các KCN Bàu Bàng mở rộng tạo điều kiện thuận lợi để thị trường bất động sản nơi đây phát triển.
Ông Võ Thành Giàu, Chủ tịch UBND huyện Bàu Bàng cho biết, KCN Bàu Bàng nói riêng và các KCN khác đang giúp địa phương phát triển nhanh từ thuần nông sang công nghiệp, thúc đẩy phát triển về đô thị, thương mại, dịch vụ, đưa giá trị sản xuất công nghiệp của huyện tăng bình quân hàng năm 21,31%. Phải khẳng định rằng, Bàu Bàng đang có tốc độ phát triển khá tốt, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương.
Minh chứng là giá trị sản xuất công nghiệp của Bàu Bàng giai đoạn 2015-2020 tăng trưởng bình quân là 18 – 20%. Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2016-2020 cũng đạt bình quân 24%; tốc độ tăng dân số bình quân đạt 9,15%/năm.
Dự kiến, giai đoạn 2021-2025, giá trị sản xuất công nghiệp tại Bàu Bàng đạt 22%/năm; tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 26,5%/năm và tốc độ tăng trưởng dân số đạt 9%/năm.
Với quy hoạch diện tích KCN tăng mạnh, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao, giới chuyên gia dự báo chẳng mấy chốc Bàu Bàng sẽ trở thành “điểm nóng” công nghiệp tại Bình Dương. Về lâu dài, khu vực này hứa hẹn sẽ trở thành những khu, cụm công nghiệp tiên phong, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của Bình Dương. Đây cũng là đòn bẩy, tạo nền tảng gia tăng giá trị bất động sản nhanh và bền vững.
Sự có mặt của các “ông lớn” cùng các dự án chất lượng là minh chứng cho thấy tiềm năng của mảnh đất này. Điển hình như Phúc An Ashita, Phúc An Garden, Thăng Long Residence, Đức Phát 3, Nam Long TAT, Garden Town,… Sau này khi Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, cơ hội phát triển của các dự án bất động sản nơi đây còn mạnh mẽ hơn nữa. Đặc biệt là khi làn sóng dịch chuyển các khu công nghiệp về phía Bắc vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
>>> Xem thêm: Chỉ thị 10 “gỡ khó” cho thị trường bất động sản Bình Dương