Bình Dương quy hoạch phát triển hướng đến thành phố trực thuộc Trung ương năm 2030

binhduong 2

Nỗ lực không ngừng hoàn thiện diện mạo đô thị và nâng cấp cơ sở hạ tầng, Bình Dương trở thành địa phương TOP đầu về sức hút FDI và người lao động. Theo UBND tỉnh, định hướng đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Bình Dương thực hiện chiến lược phân vùng phát triển.

Trong nhiều năm qua, Bình Dương đã đẩy mạnh công tác giãn dân, tại các thành phố như: Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một các khu đông dân đang được di dời về khu vực phía bắc. Huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo,… trở thành nơi an cư được nhiều người lựa chọn. Đến năm 2025, tỉnh quyết tâm không để xảy ra tình trạng “khu ổ chuột” trong lòng đô thị, xóa các ngõ, hẻm đường đất, sỏi đỏ chưa được liên thông.

Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ đề ra cho mục tiêu trở thành thành phố trục thuộc Trung ương

Ngày 16/3, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết, theo quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, Bình Dương phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương, là cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho hay, mục tiêu của Bình Dương về tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 10%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 15.700 USD; tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GRDP. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2031-2050 khoảng 5,5 – 6%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 31.300 USD, trở thành tỉnh có mức thu nhập trung bình cao; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 50% GRDP.

Để hoàn thành được sứ mệnh, Bình Dương nghiên cứu không gian phát triển thành các vùng: Khu vực phía Nam gồm TP Thuận An, TP Dĩ An, TP Tân Uyên là trung tâm cửa ngõ của Bình Dương đi TPHCM, Đồng Nai và cảng biển, đầu mối kết nối giao thông trong vùng.

Thay đổi tư duy, hoạch định hướng đi đúng đắn

Bình Dương đầu tư hạ tầng nhà ở, dịch vụ chất lượng cao, hệ thống y tế, giáo dục đạt chuẩn quốc tế, giao thông công cộng tiện lợi kết nối TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và trung tâm thành phố mới Bình Dương, TP Thủ Dầu Một, TX Bến Cát, huyện Bàu Bàng là “thỏi nam châm” để thu hút người dân về sinh sống, là công cụ để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, vật lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực trung tâm và các địa bàn phía Bắc của tỉnh.

Khu vực trung tâm Bình Dương (TP Thủ Dầu Một, TX Bến Cát, TP Tân Uyên) với hạt nhân là “trung tâm thành phố mới Bình Dương” tiếp tục quy hoạch để trở thành vùng đổi mới sáng tạo, vùng lõi của một đô thị thông minh Bình Dương.

Các địa phương phía Bắc (TX Bến Cát, huyện Bàu Bàng, huyện Phú Giáo, huyện Dầu Tiếng, huyện Bắc Tân Uyên) còn dư địa khá lớn về đất đai, phối hợp quy hoạch để chuẩn bị bất động sản công nghiệp hình thành, tạo lập vành đai công nghiệp; là trung tâm kết nối vùng Đông Nam bộ và cảng sông do các tuyến đường vành đai tạo ra. Khu vực này định hướng trở thành một cực phát triển mới hình thành Khu liên hợp Văn hóa – Thể dục – Thể thao – Y tế – Giáo dục tầm cỡ khu vực để hỗ trợ cho các cực phát triển của tỉnh và của cả vùng Đông Nam bộ.

Theo Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương, giai đoạn 2022-2030, Bình Dương sẽ tập trung phát triển được 10.000ha công nghiệp tạo thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang Vành đai 4 và các tuyến cao tốc của vùng, trên địa bàn các huyện, thị phía Bắc, vừa tiếp tục phát triển công nghiệp vừa là nơi dịch chuyển các doanh nghiệp phía Nam (khoảng 2.888 doanh nghiệp cần phải di dời lên phía Bắc) hoặc tái cấu trúc lại và dư ra khoảng 2.000ha để phát triển đô thị, dịch vụ của TP Thuận An và TP Dĩ An trở thành trung tâm đô thị tầm cỡ khu vực.

Theo kế hoạch, đến năm 2025, Bình Dương sẽ di dời được 30% – 40% các doanh nghiệp sản xuất ở phía Nam lên các khu, cụm công nghiệp phía Bắc. Từ đó hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp khoa học công nghệ, khu công nghiệp phụ trợ, công nghiệp xanh, công nghiệp tuần hoàn, công nghiệp 4.0. Phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất 30% doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất sang tự động hóa.

Về phát triển đô thị, Bình Dương hướng đến đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, nơi đáng sống, không để hình thành khu “ổ chuột” trong lòng đô thị. Đến năm 2025 xóa đi các ngõ, hẻm đường đất, sỏi đỏ chưa được liên thông.

binhduong 1

Sóng đầu ăn theo quy hoạch phát triển hướng đến thành phố trực thuộc Trung ương

Cùng với đà tăng trưởng FDI, giai đoạn này, Bình Dương tập trung nguồn lực cho các công trình giao thông có thể tạo đột phá. Có thể kể đến như nâng cấp quốc lộ 13 (8.350 tỷ đồng); xây dựng hầm chui ngã 5 Phước Kiến (1.147 tỷ đồng); nâng cấp các tuyến đại lộ Mỹ Phước -Tân Vạn, ĐT 746, ĐT 747B, ĐT 743, ĐT 741; đường tạo lực Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng (4.893 tỷ đồng); cầu Bạch Đằng 2 (491 tỷ đồng); đường từ cầu vượt Sóng Thần đến Phạm Văn Đồng (khoảng 1.769 tỷ đồng); nút giao Sóng Thần (3.800 tỷ đồng); mở rộng đường An Bình (khoảng 1.700 tỷ đồng).

Đặc biệt, các dự án tầm quốc gia và khu vực đi qua địa bàn cũng được Bình Dương quyết liệt đầu tư, như đường Vành đai 3 Tp.HCM tổng mức đầu tư 18.923 tỷ đồng; Vành đai 4 (15.886 tỷ đồng); cao tốc Tp.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành (35.515 tỷ đồng); đường Hồ Chí Minh nhánh N2 (3.482 tỷ đồng).

Thời gian qua, Bình Dương đã có nhiều giải pháp nhằm ổn định thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản. Tỉnh đã đề xuất, kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương về các quy định liên quan đến công tác phát triển nhà ở.

Song song đó, UBND tỉnh còn đề xuất phát triển các tổ chức tài chính, đẩy mạnh sự phát triển của các trung gian tài chính, khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm tài chính bất động sản; phát triển các quỹ đầu tư bất động sản, quỹ phát triển nhà ở, quỹ tiết kiệm nhà ở…

Đặc biệt, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu công nghiệp VSIP III, góp phần thúc đẩy phân khúc bất động sản công nghiệp. Hiện phân khúc này đang trong xu thế chuyển dịch các cơ sở công nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia của thế giới. Song song đó, tỉnh đang xây dựng khu công nghiệp khoa học công nghệ, phát triển Trung tâm Thương mại thế giới thành phố mới Bình Dương, tạo sự kết nối, thu hút các nhà đầu tư, thực hiện nhiều chương trình trong xây dựng thành phố thông minh Bình Dương. Đây sẽ là những điều kiện thuận lợi để “kích cầu” thị trường bất động sản Bình Dương.

binhduong 3

Khoảng từ cuối quý 3/2023, thị trường sẽ nhanh chóng lấy lại được nhịp độ trước thời điểm dịch bùng phát. Đây sẽ là cơ hội để nhà đầu tư đón đầu và bắt đáy tại các khu vực nguồn cung đa dạng, giá rẻ tại bất động sản Bàu Bàng. Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng,…