Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành là một trong những dự án giao thông quan trọng của khu vực phía Nam, nhằm kết nối các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và TP. Hồ Chí Minh.
Dự án có tổng chiều dài 68,7km, được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao). Dự án được kỳ vọng hoàn thiện trước năm 2025. Tiến độ xây dựng dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành 2023 là một chủ đề được nhiều người quan tâm và theo dõi.
Tiến độ xây dựng cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
Theo thiết kế, đoạn tuyến nối cao tốc được đầu tư với quy mô 6 làn xe chạy suốt và 4 làn đô thị hai bên với bề rộng nền đường từ 60 – 64m.
Kết quả nghiên cứu bước đầu của Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành gồm có hai đoạn:
- Đoạn tuyến nối cao tốc dài 8,6km từ nút giao Gò Dưa (Vành đai 2 TP.HCM) đến nút giao An Phú (Vành đai 3 tỉnh Bình Dương)
- Đoạn tuyến cao tốc từ nút giao An Phú đến quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước).
Đối với đoạn tuyến cao tốc, ở giai đoạn hoàn chỉnh sẽ có 6 làn xe. Ở giai đoạn phân kỳ giai đoạn 1 sẽ đầu tư quy mô 4 làn xe, bề rộng nền 17m.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 24.274 tỷ đồng (chưa tính lãi vay). Trong đó vốn nhà nước tham gia 12.137 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư tư nhân là 12.138 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng hoàn thiện trước 2025.
Cập nhật tình hình triển khai dự án
HĐND tỉnh Bình Phước tổ chức kỳ họp thứ 5 (kỳ họp chuyên đề) khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 thông qua các nghị quyết dự án cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.
Kỳ họp cũng thông qua nghị quyết về việc thống nhất đề xuất giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Tỉnh Bình Phước sẽ bố trí ngân sách tỉnh thực hiện giải phóng mặt bằng (khoảng 314 tỉ đồng).
(13/05/2022) Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có văn bản về việc cung cấp toàn bộ hồ sơ, kết quả nghiên cứu và các tài liệu liên quan của Dự án cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành cho tỉnh Bình Dương.
Theo đó, lãnh đạo Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT khẩn trương cung cấp toàn bộ hồ sơ, kết quả nghiên cứu và các tài liệu liên quan của dự án cho UBND tỉnh Bình Dương. Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Bình Dương trong quá trình triển khai dự án.
Bộ GTVT cũng đề nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh tiếp nhận các hồ sơ, tài liệu, kết quả nghiên cứu của dự án.
(17/04/2022) Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Bình Dương và các cơ quan liên quan thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 96/TB-VPCP ngày 4/4/2022 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện dự án đường Cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.
Theo Thông báo số 96 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của tỉnh Bình Dương và ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, tỉnh Bình Phước, TP HCM, giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai Dự án đường cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo hình thức đối tác công tư, tạo tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch, góp phần kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Bình Dương với Bình Phước và với vùng Tây Nguyên.
Tại cuộc họp mới đây về tiến độ triển khai các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bình Dương, dự kiến trong năm 2023 sẽ hoàn chỉnh thủ tục pháp lý để triển khai giải phóng mặt bằng dự án.
(14/11/2021) UBND tỉnh Bình Phước vừa có văn bản gửi Thủ tướng và Bộ GTVT đề nghị giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đầu tư dự án đường bộ cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – Chơn Thành (Bình Phước), ngay trong quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư.
Lý do dự án cao tốc này chậm trễ triển khai được thông tin do Bình Dương chưa có ý kiến trả lời nên báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành không kịp trình Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 2.
Tại Văn bản số 674/TTg-CN, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 20/TB-VPCP ngày 26/1/2021 của Văn phòng Chính phủ và ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, tại Văn bản số 3391/BGTVT-KHĐT ngày 19/4/2021.
Đồng thời, để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương, UBND TPHCM báo cáo HĐND cấp tỉnh để đồng thuận giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền thực hiện Dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ.
TP.HCM có văn bản kiến nghị Thủ tướng giao tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành và hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương trong kế hoạch trung hạn 2021-2025 để triển khai dự án.
(18/03/2021) Bình Phước đã làm việc với Bình Dương và TP Hồ Chí Minh, thống nhất việc đầu tư tuyến cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Đây là tuyết giao thông huyết mạch, động lực phát triển kinh tế của địa phương và giảm tải cho các tuyến giao thông hiện hữu.
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành dài 73 km, trong đó đoạn qua TP.HCM dài khoảng 2 km (dự kiến kết nối vào đường vành đai 2, tại nút giao Gò Dưa, TP Thủ Đức).
Đoạn đi qua tỉnh Bình Dương dài 60 km và tỉnh Bình Phước dài 11 km. Dự kiến dự án này còn kéo dài đến cửa khẩu Hoa Lư, kết nối với Campuchia. Tuyến cao tốc được thiết kế 6-8 làn xe.
(02/01/2021) Văn phòng Chính phủ ra văn bản số 10947/VPCP-CN 29/12/2020 thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với Bộ GTVT triển khai nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm khả thi, hiệu quả.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tuyến đường cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) – Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) có tổng chiều dài khoảng 69km – 73km, tổng mức đầu tư khoảng 24.150 tỷ đồng và thực hiện trong giai đoạn trước năm 2030.
Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh lập, 3 phương án đầu tư cao tốc này được đưa ra cân nhắc.
- Phương án 1: Tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn (Bình Dương), điểm cuối tại Chơn Thành đi theo hướng tuyến của của đường Mỹ Phước – Tân Vạn (Bình Dương), có chiều dài 55,6km, tổng mức đầu tư 33.000 tỷ đồng.
- Phương án 2 : Tuyến có điểm đầu tại nút giao An Phú (TP HCM), điểm cuối tại Chơn Thành, đi theo Tỉnh lộ 743, 745, có tổng mức đầu tư khoảng 27.500 tỷ đồng.
- Phương án 3 : Tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành, đi trùng theo hành lang đường sắt quy hoạch TP HCM – Lộc Ninh (Bình Phước), có chiều dài 55,9km, tổng mức đầu tư 21.600 tỷ đồng.
Thị trường bất động sản Bàu Bàng hưởng lợi
Bàu Bàng là một huyện thuộc tỉnh Bình Dương, nằm ở phía Bắc của tỉnh và giáp ranh với tỉnh Bình Phước. Bàu Bàng đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản nhờ sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông và công nghiệp.
Đặc biệt, dự án cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025, sẽ kết nối Bàu Bàng với các đô thị lớn trong khu vực phía Nam, tạo ra cơ hội tăng cường kinh tế – xã hội liên vùng và thu hút đầu tư nước ngoài. Thị trường bất động sản Bàu Bàng được dự báo sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Phúc An Ashita là một khu đô thị biệt lập do Trần Anh Group phát triển tại trung tâm huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Dự án có quy mô 9,4 ha, gồm 435 sản phẩm bao gồm: biệt thự Phúc An Ashita (40 căn), nhà phố Phúc An Ashita (335 căn), shophouse Phúc An Ashita (60 căn). Phúc An Ashita có tiềm năng khi đầu tư vì nhiều lý do sau:
- Vị trí đắc địa: Dự án nằm ngay mặt tiền đường Thiếu Niên 3, cách Quốc lộ 13 khoảng 200m, thuận tiện kết nối với các đô thị lớn trong khu vực phía Nam và Tây Nguyên. Dự án cũng gần nhiều khu công nghiệp lớn như Becamex, Chơn Thành, Bàu Bàng, Mỹ Phước… thu hút lượng lao động và chuyên gia đông đúc.
- Pháp lý Phúc An Ashita rõ ràng: Dự án đã có đầy đủ giấy tờ pháp lý như quy hoạch 1/500, giấy phép xây dựng, sổ hồng riêng từng nền. Khách hàng có thể yên tâm về tính pháp lý và khả năng chuyển nhượng của dự án.
- Tiện ích đa dạng: Dự án được thiết kế theo phong cách sống chuẩn Nhật, với các tiện ích nội khu như công viên cây xanh, hồ bơi, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện… Ngoài ra, dự án cũng gần nhiều tiện ích ngoại khu như chợ, siêu thị, ngân hàng…
- Giá bán hợp lý: Dự án có mức giá bán khá cạnh tranh so với các dự án cùng khu vực. Theo thông tin từ chủ đầu tư, giá bán đợt 2 (tháng 5/2023) là 2.2 tỷ/căn nhà phố, 3.82 tỷ/căn biệt thự và 3.1 tỷ/căn shophouse. Dự án cũng hỗ trợ khách hàng vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi.
Những yếu tố trên cho thấy Phúc An Ashita là một dự án có tiềm năng khi đầu tư, mang lại cơ hội sinh lời cao cho các nhà đầu tư thông minh.