KCN Vsip 3 đi vào hoạt động sẽ là cú hích đối với kinh tế và bất động sản công nghiệp Bình Dương giai đoạn 2020 – 2030.
Khu Công nghiệp Vsip 3 được xem là một trong những dự án siêu lớn đang được đầu tư mạnh mẽ với mong muốn trở thành một khu công nghiệp tiêu biểu hàng đầu tại Việt Nam và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với tầm nhìn hướng đến một môi trường sản xuất sạch, hiện đại và thông minh, Vsip 3 sẽ chắc chắn góp phần thúc đẩy một làn sóng kinh tế – xã hội mới cho tỉnh Bình Dương và toàn vùng Nam Bộ.
Thông tin tổng quan về Khu công nghiệp VSIP 3
Khu công nghiệp Vsip 3 được xây dựng trên 1000 hecta và dự kiến mức vốn đầu tư lên đến 6407 tỷ đồng. Khu công nghiệp vạch ra chiến lược xây dựng một môi trường xanh, sạch, an toàn và đầy đủ về cơ sở vật chất.
Nằm tại vị trí phường Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương. Được nằm cạnh với trục đường vành đai 4 vì thế nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển để các tuyến đường cao tốc lớn như Mỹ Phước – Tân Vạn.
Chủ đầu tư của dự án khu công nghiệp Vsip 3 là Công ty Liên Doanh TNHH Khu Công Nghiệp Việt Nam – Singapore. Bắt đầu khởi công từ tháng 3 năm 2022, dự kiến dự án sẽ hoàn thành trong quãng thời gian là 50 năm. Dự án có dự kiến về lâu dài nhằm hướng đến một nền kinh tế vững chắc hơn cho tỉnh Bình Dương trong tương lai.
Tác động của KCN VSIP 3 đối với bất động sản công nghiệp Bình Dương
Dự án bất động sản công nghiệp VSIP III hình thành và đi vào hoạt động sẽ trở thành cú hích tại tỉnh Bình Dương – trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam.
“Bất động sản công nghiệp Bình Dương bùng nổ cùng VSIP III”, Bà Khanh Nguyễn, Giám đốc bộ phận thị trường vốn của JLL Việt Nam, cho biết bất động sản công nghiệp được dự đoán là một trong những phân khúc nóng nhất trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự dịch chuyển của các doanh nghiệp từ Trung Quốc và tác động tích cực từ các hiệp định thương mại với châu Âu, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Trong dòng chảy đó, Việt Nam được nhận định có khả năng lớn trở thành trung tâm công nghiệp mới của thế giới. Là những khu vực phát triển về công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, Bình Dương và Đồng Nai là điểm đến được các nhà sản xuất thành lập mới săn đón nhờ nền tảng vững chắc để phát triển sản xuất, bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và thủ tục hành chính được thiết lập tốt, hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp.
VSIP III có vị trí chiến lược thuận lợi kết nối các nhà đầu tư tương lai với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, cùng với dự án Khu công nghiệp Đất Cuốc (136,48 ha), tiến độ thực hiện dự án Khu công nghiệp VSIP III (804 ha) còn chậm so với kế hoạch đề ra. Dự án hiện được địa phương (huyện Bắc Tân Uyên) triển khai chuyển tiếp sang năm kế hoạch sử dụng đất 2019. Cụ thể, UBND tỉnh Bình Dương được giao nhiệm vụ chỉ đạo chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện dự án VSIP III theo ý kiến của các bộ, ngành.
Đồng thời, các bên liên quan phải thực hiện việc ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định; đạo các đơn vị liên quan phối hợp với chủ đầu tư xác định và lựa chọn phương án thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư; giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất; thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) theo quy định.
Theo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, tỉnh có 26 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, với tỷ lệ lấp đầy diện tích thuê cao như tại VSIP I và VSIP II, việc hình thành VSIP III cần nhanh chóng thực hiện để kinh tế Bình Dương phát triển mạnh mẽ hơn.
Một điều đáng chú ý là các VSIP dần có sự chuyển dịch theo hướng phát triển các khu liên hợp công nghiệp, đô thị và dịch vụ nhắm kiến tạo môi trường sống, làm việc, học tập và vui chơi bền vững. Điều này kéo theo sự phát triển của bất động sản công nghiệp khu vực xung quanh phù hợp và ổn định hơn.
Bắc Bình Dương sẽ là tâm điểm phát triển
VSIP đầu tiên là VSIP I, được xây dựng tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương vào năm 1996, với tổng diện tích 500 ha, hiện phủ kín 100%. VSIP I được đánh giá là khu công nghiệp kiểu mẫu của Việt Nam, thu hút 231 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD…, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa tỉnh Bình Dương.
10 năm sau, VSIP II ra đời cũng ở Bình Dương với tổng diện tích 2.045 ha. Nhằm đáp ứng nhu cầu thuê đất ngày càng tăng của các nhà đầu tư, năm 2008, dự án VSIP II mở rộng thêm 1.700 ha, gồm 1.000 ha phát triển khu công nghiệp và 700 ha phát triển khu đô thị và dịch vụ. Đến nay, VSIP II hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, lấp đầy khoảng 99% diện tích, thu hút gần 340 dự án công nghiệp, tổng số vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD.
Nhu cầu vẫn chưa dừng lại, Bình Dương quyết định triển khai dự án VSIP III với tổng diện tích dự kiến 1.000 ha tại xã Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên. Thời hạn thực hiện dự án là 50 năm, tổng mức đầu tư 6.407 tỷ đồng.
Nằm trên đường vành đai số 4, thuận tiện kết nối với đường Mỹ Phước – Tân Vạn, VSIP III có vị trí chiến lược thuận lợi kết nối các nhà đầu tư tương lai với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Cùng với lợi thế cận kề VSIP I và VSIP II, cũng như nhiều khu công nghiệp khác xung quanh thành phố mới Bình Dương, VSIP III được kỳ vọng trở thành khu công nghiệp xanh, công nghệ cao.
Từ khu công nghiệp VSIP 3 đến Tân Uyên lên phố và Bến Cát – nơi quy tụ của loạt dự án KCN quy mô lớn cũng rục rịch lên phố, giai đoạn 2023 – 2030 được dự đoán là “thời” của bất động sản công nghiệp. Tỷ lệ tăng giá dự kiến đạt từ 18 – 25%, các dự án bất động sản liền kề KCN sẽ là lựa chọn đầu tư hấp dẫn với tính thanh khoản cực cao tại bất động sản Bình Dương.
Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI tại Bình Dương tiếp tục đổ vào bất động sản công nghiệp chính là triển vọng để phân khúc này bước lên giữ vị trí ngôi vương.