Hàng tỷ USD “rót vào” Bình Dương, bất động sản công nghiệp “đến thời”

fdi do vao binh duong 4

Nguồn vốn FDI khủng tiếp tục đổ bộ Bình Dương, bất động sản công nghiệp đứng trước cơ hội tạo “sóng” với nhiều lợi thế phát triển rõ rệt.

Sở hữu số lượng Khu/cụm công nghiệp TOP đầu cả nước, Bình Dương đang đứng thứ 2 cả nước về sức hút đầu tư, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh. Trong khi đó, lợi thế tăng trưởng của Bình Dương trong dài hạn lại rõ rệt hơn hẳn, khi quỹ đất còn nhiều, chính sách mở cửa, nhiều cơ hội cho nhà đầu tư làm giàu tại mảnh đất này.

Nếu như bất động sản khu đông và nam Bình Dương đang dần bước sang giai đoạn bảo hòa, nguồn cung cũng hạn chế khi sớm gia nhập đường đua thì bất động sản bắc Bình Dương giờ mới là lúc bắt đầu cuộc chơi.

Năm 2011, toàn tỉnh Bình Dương hiện nay có 28 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích quy hoạch 9.093,25 ha, được phân bố ở 4 huyện, thị: Dĩ An có 06 KCN, diện tích 854,1 ha; thị xã Thuận An có 03 khu với diện tích 694,18 ha; huyện Bến Cát có 9 khu với diện tích 4.112,93 ha.

Đến năm 2023, con số này đã tăng lên 48 khu/cụm công nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động, trong đó lao động nhập cư chiếm khoảng 85%.

Bất động sản công nghiệp Bình Dương nhiều lợi thế

Bình Dương là tỉnh phát triển kinh tế, hiện vẫn đang ở trong top đầu về thu vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trong nước và lượng lớn lao động đổ về làm việc sinh sống.

Thị trường bất động sản Bình Dương thời gian qua cũng chịu ảnh hưởng chung của dịch bệnh, thắt chặt tín dụng khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chững lại. Việc làm và thu nhập của người lao động bị giảm sút. Hệ lụy, nhiều phân khúc thị trường bất động sản trầm lắng, các giao dịch giảm hẳn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điểm sáng trong bức tranh màu sắc không mấy tươi sáng của thị trường Bình Dương chính là bất động sản công nghiệp. Nhờ ưu thế chiếm lĩnh dòng vốn đầu tư nước ngoài, bất động sản công nghiệp vẫn tăng trưởng tốt.

fdi do vao binh duong 2 scaled

Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, trong 2 tháng đầu năm, tỉnh này thu hút 19,7 triệu USD vốn đầu tư cho 7 dự án mới. Đáng chú ý, con số này tăng 24% so với cùng kỳ năm 2022.

Đồng thời, có 4 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 4,23 triệu USD; 13 dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn là 326 triệu USD, bằng 423% so với cùng kỳ năm 2022.

Vốn FDI rót vào Bình Dương giai đoạn này hơn 340 triệu USD, bằng 441% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản được nhà đầu tư nước ngoài rót vốn nhiều nhất, với 2 dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần có tổng số vốn đầu tư 324 triệu USD, chiếm gần 90% tổng vốn đăng ký.

Lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ 2 cả nước (sau TP.HCM) về số dự án lẫn tổng vốn FDI với gần 4.100 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 39,73 tỉ USD, chiếm 9% tổng vốn đầu tư FDI cả nước. Quy mô trung bình dự án khoảng 9,7 triệu USD.

fdi do vao binh duong 1

FDI vẫn là cơ sở để phát triển dài hạn

Thời gian qua, nhiều dự án quy mô lên tới hàng tỷ USD đã “đổ bộ” vào Bình Dương đã và đang làm thị trường bất động sản công nghiệp tăng trưởng nóng.

Đơn cử, Tập đoàn Lego đã có 5 nhà máy sản xuất trên toàn cầu. Do đó, việc doanh nghiệp này lựa chọn Bình Dương làm điểm đến để xây dựng nhà máy mới (vốn đầu tư 1,3 tỷ USD) là một thành công rực rỡ trong việc thu hút vốn FDI của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng.

Sau cú hích từ Lego, nhiều nhà đầu tư cũng quan tâm tìm hiểu và đầu tư các dự án vào Bình Dương ngày càng chất lượng hơn. Bao gồm: Tập đoàn Pandora (Đan Mạch) cũng đã quyết định đầu tư dự án 100 triệu USD vào Bình Dương. Hay mới đây, Tập đoàn SEP (Hàn Quốc) cũng đến Bình Dương tìm hiểu và muốn đầu tư hơn 200 triệu USD để thành lập khu liên hợp công nghiệp trung hòa carbon chuyên về ngành giày và cơ sở hạ tầng giảm thiểu carbon đầu tiên của Việt Nam trên diện tích 180 ha tại Cụm công nghiệp Tam Lập 2, huyện Phú Giáo.

fdi do vao binh duong 3

Theo các chuyên gia, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, hạ tầng các khu công nghiệp và hạ tầng giao thông kết nối của Bình Dương đang ngày càng phát huy lợi thế, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, mở rộng nhà máy, phân xưởng, duy trì chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Sau khi các địa phương phía Nam như TP.Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An đã đầy ắp dự án công nghiệp, giờ đến lượt những địa phương phía Bắc như Bến Cát, huyện Bàu Bàng… bùng nổ những dự án khu công nghiệp để đón làn sóng đầu tư đổ về.

Việc hình thành các khu công nghiệp ở phía Bắc cũng đã giúp Bình Dương thu hút mạnh vốn đầu tư phát triển công nghiệp theo kế hoạch. Trong làn sóng dịch chuyển về phía Bắc Bình Dương, Bàu Bàng được cho là địa phương hưởng lợi nhất, bởi nằm ở ví trị gần như chính giữa và là cửa ngõ phía Bắc của Bình Dương.

Trong năm 2023, khi hạ tầng Bình Dương đang tạo nên những cú hích, bất động sản công nghiệp được dự đoán sẽ tiếp tục là nơi trú ngụ của dòng tiền đầu tư. Giai đoạn tiếp theo, FDI đổ vào Bình Dương dự kiến tăng mạnh. Trong đó, bất động sản công nghiệp vẫn là vùng trũng chiếm tỷ lệ cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *