Bình Dương quyết tâm đưa kinh tế tăng trưởng trở lại sau dịch sớm nhất

kinh te binh duong 1

Bình Dương quyết tâm mạnh mẽ đưa kinh tế trở lại tăng trưởng sau giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra. Tỉnh đã đề ra mục tiêu đẩy mạnh các biện pháp phục hồi và phát triển kinh tế một cách nhanh chóng.

Nhằm khắc phục tình hình, Bình Dương tập trung vào việc thúc đẩy sản xuất, kích cầu tiêu dùng, và thu hút đầu tư. Tỉnh đã triển khai các gói hỗ trợ kinh tế, giảm thuế, giảm lãi suất cho doanh nghiệp. Đồng thời, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, và đẩy mạnh công nghệ 4.0 để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư.

Với tinh thần quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng, Bình Dương hy vọng sẽ nhanh chóng phục hồi và đưa kinh tế trở lại mức tăng trưởng bền vững, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Xem thêm: Vốn đầu tư đổ bộ Bàu Bàng, Bến Cát đúng quy luật “vùng trũng”

Chuyển đổi mô hình, tiếp đà tăng trưởng

Với đặc thù là nơi tập trung số lượng lớn DN và NLĐ, Bình Dương từng là “điểm nóng” của đại dịch Covid-19 trong năm 2021 tại khu vực phía Nam. Tuy vậy, nhìn lại sau một năm “bình thường mới”, nhiều chuyên gia đánh giá Bình Dương trở thành điểm sáng nổi bật trong phục hồi nhanh, mạnh và đồng đều trên mọi lĩnh vực KT-XH. Trong 9 tháng của năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của Bình Dương có mức tăng trưởng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021 (kế hoạch năm 2022 là tăng 8,9%), tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,9% (kế hoạch năm 2022 tăng 16%), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 27 tỷ USD, tăng 11,9% (kế hoạch năm 2022 là 14,5%)… Đây là những con số tích cực, khẳng định sự phục hồi đủ về chất và lượng cho kinh tế của tỉnh.

Kinh nghiệm quý của Bình Dương trong hỗ trợ DN phục hồi chính là ngay sau thời điểm dịch bệnh được khống chế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thường xuyên theo dõi, bám sát tình hình của DN để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ DN nhanh chóng tiếp cận các gói chính sách về miễn, giảm, giãn thuế, phí, tiền thuê đất, tiếp cận nguồn vốn vay, giảm lãi suất… Đặc biệt, các nghị quyết của Chính phủ đều được tỉnh Bình Dương triển khai kịp thời, chu đáo đến từng DN, NLĐ để thực hiện.

Theo đồng chí Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương: Đến nay, điều đáng phấn khởi là hầu hết các ngành, DN đã chủ động chuyển đổi mô hình, thay đổi chiến lược, ứng phó linh hoạt, mạnh dạn chuyển đổi số, nhanh chóng ổn định lại hoạt động SXKD, ký kết được các đơn hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu. Điển hình là các ngành sản xuất: Dệt may, giày dép, gỗ, linh kiện điện tử… Bên cạnh đó, các ngành, lĩnh vực, các DN mới đi vào hoạt động sản xuất, như: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành xây dựng tiếp tục tăng trưởng ổn định. DN ổn định, mở rộng sản xuất góp phần tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động.

Sự phục hồi của Bình Dương không chỉ thể hiện qua cộng đồng DN mà vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 9 tháng của năm 2022 ước thực hiện 94.627 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn đầu tư cho toàn xã hội của tỉnh tăng mạnh góp phần đẩy nhanh tiến trình khôi phục trên tất cả lĩnh vực, gia tăng năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của toàn tỉnh. Điều dễ nhận thấy nhất về tốc độ phục hồi là kinh tế Bình Dương đã tăng trưởng vượt bậc qua từng tháng, từng quý. Nếu tăng trưởng GRDP của quý I là 5,3% thì quý III của tỉnh đã tăng 11,59% so với cùng kỳ năm 2021.

kinh te binh duong 3

Xem thêm: Bình Dương xếp thứ hai cả nước về thu hút vốn FDI

Chỉ số tăng tưởng kinh tế quý 1/2023 khởi sắc

Trong quý I năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Bình Dương tăng 1,15% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, công nghiệp-xây dựng giảm 0,93%, dịch vụ tăng 5,55%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,82%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý I tăng 13,2% so với cùng kỳ, chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I tăng 3,2% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 9,6% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, mặc dù doanh nghiệp đã chủ động thay đổi phương thức tiếp cận, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới nhưng số lượng đơn hàng và quy mô đơn hàng giảm mạnh. Cùng với đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thị trường xuất khẩu chính tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ lạm phát, suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng thấp. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu giảm 18,7%, kim ngạch nhập khẩu giảm 14%. Ngoài ra, đầu tư nước ngoài thu hút đạt 437 triệu USD (giảm 74% so với cùng kỳ)…

Theo đánh giá của UBND tỉnh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do nhiều doanh nghiệp không có đơn đặt hàng mới, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, giá nguyên vật liệu đầu vào duy trì ở mức cao. Hoạt động của một số doanh nghiệp chậm lại nên phải hoạt động cầm chừng, tạm dừng hoạt động và cắt giảm lao động. Các vướng mắc trong đầu tư công được tập trung chỉ đạo tháo gỡ tuy nhiên tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp.

kinh te binh duong 2

Bước vào quý II năm 2023, Bình Dương tiếp tục rà soát, tháo gỡ hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đất đai, xây dựng, thủ tục đầu tư, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; triển khai hiệu quả Đề án di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ở phía Nam lên phía Bắc và sắp xếp, chuyển đổi công năng các doanh nghiệp sau khi di dời.

Toàn tỉnh tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, công tác phối hợp, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của các đơn vị trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, phấn đấu đến tháng 6-2023 không giải quyết hồ sơ giấy. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ công bố thành lập TP Tân Uyên.

Xem thêm: Tỉnh Bình Dương hướng đến quy hoạch, phát triển KCN chất lượng cao