Là một huyện có nhiều tiềm năng đến từ vị trí, hạ tầng và đặc biệt là công nghiệp, Bàu Bàng đang tận dụng triệt để các lợi thế này để tăng cường thu hút đầu tư. Cho đến nay, địa phương này đã trở thành nơi hút vốn FDI bậc nhất của tỉnh. Đồng thời, ngày càng có nhiều các dự án quy mô lớn được triển khai tại đây.
Các kết quả đạt được
Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư vào huyện Bàu Bàng. Tuy nhiên, bằng những giải pháp, sáng kiến linh hoạt, hiệu quả, địa phương này vẫn thu hút được một lượng lớn nguồn vốn đầu tư đến từ các nhà đầu tư chiến lược, tạo động lực cho tỉnh duy trì, giữ vững đà tăng trưởng. Trong năm 2021, huyện Bàu Bàng đã thu hút được 97 dự án đăng ký mới và 7 dự án tăng thêm vốn với tổng số vốn đăng ký hơn 1.000 tỷ đồng và 809,7 triệu đô la Mỹ.
Bàu Bàng hấp dẫn vốn FDI, bằng chứng là tính đến năm 2022, huyện thu hút 1.244 dự án, trong đó, đầu tư trong nước 1.035 dự án với tổng số vốn đăng ký 32.116 tỷ đồng, đầu tư nước ngoài 209 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 4,3 tỷ đô la Mỹ. Nguồn vốn FDI chủ yếu đầu tư vào KCN Bàu Bàng, trong đó có nhiều dự án lớn như: Công ty TNHH KyungBang Việt Nam đầu tư hơn 179 triệu đô la Mỹ sản xuất các loại sợi và vải; Công ty TNHH Nội thất Lacouer Craft Việt Nam đầu tư hơn 98 triệu đô la Mỹ sản xuất đồ nội thất, trang trí nội thất, ghế sofa; Tập đoàn Kolon đầu tư 140 triệu đô la Mỹ để sản xuất sợi lốp polyester… Đặc biệt, trong năm 2021, giữa muôn vàn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, dự án sản xuất sợi tổng hợp của Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Việt Nam) vào KCN Bàu Bàng với vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 610 triệu đô la Mỹ, tổng vốn đầu tư sau khi tăng thêm là 1 tỷ 370 triệu đô la Mỹ.
Ông Võ Thành Giàu, Chủ tịch UBND huyện Bàu Bàng cho biết, KCN Bàu Bàng nói riêng và các KCN khác đang giúp địa phương phát triển nhanh từ thuần nông sang công nghiệp, thúc đẩy phát triển về đô thị, thương mại, dịch vụ, đưa giá trị sản xuất công nghiệp của huyện tăng bình quân hàng năm 21,31%. Phải khẳng định rằng, hiện Bàu Bàng đang có tốc độ phát triển khá tốt, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Huyện đã đặt ra nhiều mục tiêu để phấn đấu triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Tiếp tục phát triển và thu hút đầu tư
Với những phương án sản xuất linh hoạt, các doanh nghiệp (DN), nhất là DN FDI trên địa bàn huyện đang duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, tạo giá trị gia tăng các sản phẩm, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của địa phương. Ông Phan Trọng Nghĩa, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Ecco Việt Nam, KCN Bàu Bàng cho biết, toàn công ty đang tăng tốc sản xuất, sử dụng nhiều phương thức giao thương mới và tìm thêm được nhiều đơn hàng xuất khẩu.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, huyện Bàu Bàng đang tiếp tục xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, tạo động lực cho công nghiệp phát triển. Trong năm 2023, huyện tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại gắn với phát triển công nghiệp – dịch vụ – đô thị. Tăng cường xúc tiến đầu tư vào các KCN hiện có. Huyện cũng chú trọng phối hợp với Ban Quản lý các KCN tỉnh đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào các KCN nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong công nghiệp, cảng, logistics. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm… trên địa bàn huyện. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện đường tạo lực huyện Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, KCN Bàu Bàng mở rộng 1.000ha, KCN Cây Trường, đường ĐH618…
Trên cơ sở các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đã đề ra, huyện Bàu Bàng đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng lĩnh vực kinh tế có thế mạnh của địa phương. Trong đó tập trung phát triển công nghiệp gắn với thu hút phát triển nguồn nhân lực, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái và quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Một trong những mục tiêu lớn cho cả giai đoạn tới là phấn đấu xây dựng huyện Bàu Bàng sớm trở thành trung tâm công nghiệp – đô thị phía Bắc của tỉnh. Để thu hút đầu tư ngày càng hiệu quả, lãnh đạo huyện thường xuyên đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đối thoại, trao đổi, làm việc cùng nhà đầu tư; thiết lập đa dạng kênh tiếp nhận, xử lý kiến nghị và giải quyết nhanh nhất những ý kiến đề xuất của các DN trên địa bàn.
“Thời gian tới, huyện Bàu Bàng tiếp tục tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án chế biến, chế tạo công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp thông minh vào các KCN, trọng tâm là các KCN Bàu Bàng, KCN Bàu Bàng mở rộng, KCN Cây Trường, KCN Tân Bình. Đồng thời, tiếp tục cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển. Tập trung giải quyết các thủ tục quy hoạch, đất đai, hoàn thiện hạ tầng, thu hút nhà đầu tư vào các KCN”, ông Võ Thành Giàu cho biết thêm.
Công nghiệp Bàu Bàng lên ngôi, bất động sản hưởng lợi khi cả giá trị lẫn giá cả đều được gia tăng theo thời gian. Nhờ đòn bẩy hạ tầng và công nghiệp, nhà đất Bàu Bàng trong những năm gần đây trở nên “sáng giá” hơn trong mắt giới đầu tư. Đặc biệt, sự xuất hiện của hàng loạt dự án khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn càng làm gia tăng thêm sức hút cho bất động sản Bàu Bàng.
Điển hình như Phúc An Ashita – khu đô thị được kì vọng sẽ là không gian sống mới cho người lao động và chuyên gia đang làm việc tại các KCN ở Bàu Bàng. Với lợi thế liền kề các KCN lớn, Phúc An Ashita đáp ứng được nhu cầu về chỗ ở, vui chơi, đồng thời sẽ trở thành nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh, buôn bán.
Với giá bán từ 2.2 tỷ/căn, Phúc An Ashita được đánh giá khá rẻ, dễ sở hữu. Đặc biệt, dự án được quy hoạch bài bản, phát triển theo hướng hiện đại, mang đến cơ hội gia tăng giá trị cho chủ sở hữu.
Tại Bàu Bàng hiện nay không thiếu các dự án khu đô thị, khu dân cư, nhưng Phúc An Ashita là trường hợp ngoại lệ khi được thiết kế theo phong cách Nhật độc đáo, hoàn toàn không bán đất nền, tập trung vào tiện ích và trải nghiệm sống cho cư dân.