Cảng cạn ICD Bàu Bàng: Toàn bộ thông tin quy hoạch (Mới nhất)

Cảng cạn ICD Bàu Bàng 1

Cảng cạn ICD Bàu Bàng có quy mô hơn 20 ha, được xây dựng tại Lai Uyên, có nhiệm vụ làm kho bãi đáp ứng nhu cầu phát triển của logistic.

Là một trong những trung tâm công nghiệp của khu vực phía Nam và là nơi tập trung đông đúc các khu công nghiệp, khu chế xuất,… tỉnh Bình Dương hiện là một trong những tỉnh có nhiều cảng cạn ICD nhất tại Đông Nam Bộ. Không chỉ nổi bật về số lượng, các cảng ICD tại Bình Dương sở hữu diện tích, quy mô lớn và không ngừng được cải thiện, nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu kho bãi cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế công nghiệp tại đây. Cảng cạn ICD Bàu Bàng là một trong số đó.

Quy hoạch cảng cạn ICD Bàu Bàng

Khái niệm

ICD (Inland Container Depot) là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, hoặc gọi tắc là Depot. Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế

Theo luật Việt Nam, Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định rằng: Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường biển

Vai trò

ICD có vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải container. Nó là điểm nối giữa một bên là nơi sản xuất, tiêu thụ hàng hóa xuất nhập khẩu với một bên là cảng biển. Ở những khu vực có khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container lớn thì việc quy hoạch và phát triển các ICD càng trở thành cấp thiết.

Cảng cạn ICD Bàu Bàng 2

Cấu trúc

Cấu trúc của một ICD bao gồm các khu vực chức năng chính như sau:

  • Bãi chứa container (Marshalling Yard/Container Yard)
  • Khu vực thông quan hàng hóa
  • Trạm hàng lẻ (CFS), kho ngoại quan, khu tái chế đóng gói hàng hóa, khu vực văn phòng, cổng giao nhận container, cổng dành riêng cho xe máy, xưởng sữa chữa và nơi vệ sinh container

Cơ sở vật chất kỹ thuật

  • Đủ diện tích mặt bằng cho việc bố trí các khu vực chức năng: khu giao nhận, xếp dỡ hàng hóa, khu vực làm thủ tục hải quan, khu lưu kho hàng hóa, khu tái chế, đóng gói,…
  • Có đủ thiết bị cho việc dỡ container;
  • Văn phòng làm việc cho các hãng tàu, hải quan, công ty giao nhận, công ty vận tải nội địa,…
  • Khu vực cảng phải có tường rào bảo vệ, đảm bảo an ninh và ngăn cách với khu vực xung quanh;
  • Hệ thống thong tin đảm bảo tin cậy và hiệu quả..
  • Có trạm hàng lẻ (CFS) với dịch vụ đóngh/rút container;

Kế hoạch xây dựng cảng cạn ICD Bàu Bàng

Cảng cạn ICD Bàu Bàng 3

Căn cứ Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 3242/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 24-CTr/TU ngày 16/8/2016 của Tỉnh ủy về việc tiếp tục phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ sản xuất công nghiệp và đô thị Bình Dương, giai đoạn 2016-2020

Xây dựng cảng cạn ICD Bàu Bàng nằm trong kế hoạch phát triển dịch vụ Logistics giai đoạn 2017 – 2020 và những năm tiếp theo của tỉnh Bình Dương, trên địa phận huyện Bàu Bàng sẽ nhanh chóng hoàn thiện hạng mục ICD Bàu Bàng: tại Khu công nghiệp Bàu Bàng (Lai Uyên, Bến Cát), với diện tích quy hoạch 20 ha, do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Becamex IDC làm chủ đầu tư.

>>> Xem thêm: Bàu Bàng tăng tốc công nghiệp hóa, bất động sản hưởng lợi lớn

Dựa theo danh sách và bản đồ phân bố cảng cạn ICD và các trung tâm Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương như hiện nay, phần lớn đang tập trung về Thuận An và Dĩ An. Sự phân bố này sẽ gây nhiều bất tiện cho các khu công nghiệp ở phía Bắc, trong đó Khu công nghiệp Bàu Bàng có nhiều bất lợi nhất vì khoảng cách khá xa. Nếu theo đúng kế hoạch phát triển mà tỉnh đã đề ra, cảng ICD tại huyện Bàu Bàng phải hoàn thiện trước khi bước vào giai đoạn phát triển 2021 – 2030.

Nằm trong kế hoạch phát triển KCN Bàu Bàng, Cảng cạn ICD Bàu Bàng khi hoàn thiện sẽ trở thành động lực phát triển cho KCN Bàu Bàng nói riêng và các KCN ở lân cận nói chung.

>>> Xem thêm: Tỉnh Bình Dương hướng đến quy hoạch, phát triển KCN chất lượng cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *